Có tiết kiệm được 50% điện năng?

Cập nhật: 22/08/2013 10:52 - Lượt xem: 1548

Có tiết kiệm được 50% điện năng?

Hiện nay trên thị trường có bán rất nhiều loại máy ĐH được quảng cáo siêu
nhưng nhân viên bán hàng không thể giải thích được lý do. Vậy các máy đó có thực sự ? KHÔNG ĐƯỢC GIẢI THÍCH RÕ RÀNG
Tại phố điện tử Hai Bà Trưng, HN, vợ chồng chị Mai (Cty dược phẩm TW1) băn khoăn khi chọn mua vì nhiều máy được gắn thêm biển hoặc mời chào với nội dung: Siêu tiết kiệm điện năng từ 50 – 60% điện năng so với các máy lạnh thông thường khác. Tuy nhiên, khi hỏi đến nguyên lý thì nhân viên này lắc đầu nguầy nguậy.
“Nhiều người cho rằng, nếu để tiết kiệm được điện năng đến 50% thì phòng lắp phải đảm bảo tiêu chuẩn hơn các phòng có khác. Tôi cũng chưa biết các tiêu chuẩn đó là gì thì làm sao có thể mua được, mặc dù tiết kiệm là mối quan tâm lớn hàng đầu khi mua máy”, Chị Mai băn khoăn. Theo so sánh, giá bán của các loại máy lạnh có chế độ siêu tiết kiệm này đắt gần gấp đôi các máy điều hoà bình thường khác. Máy có công suất 9.000BTU có giá hơn 9triệu đồng, còn máy 12.000BTU giá trên 10triệu đồng trong khi các máy lạnh 2 chiều khác giá cũng chỉ có 7-8 triệu đồng.  

Đó là khẳng định của PGS.TS Nguyễn Đức Lợi, Viện Nhiệt lạnh Đại học Bách Khoa HN. “Tuy nhiên trên thị trường máy lạnh này được quảng cáo giảm 50-60% là do nhà sản xuất so sánh với máy lạnh thế hệ cũ sản xuất trước năm 2001 ở Nhật Bản, còn đối với máy lạnh thời này thì chỉ giảm được khoảng 30-40 %”. PGS Lợi nhấn mạnh: Các máy điều hoà được quảng cáo siêu tiết kiệm là loại Inverter, tức là máy điều hoà biến tần. Thuật ngữ này còn rất mới ở Việt Nam nhưng lại khá cũ so với các nước như Nhật Bản, Mỹ. Thông tin cho rằng phải đảm bảo tiêu chuẩn mới tiết kiệm điện là hoàn toàn không đúng. “ Máy có thể tiết kiệm điện trong phòng có tiêu chuẩn như dành cho các máy điều hoà bình thường khác và các yêu cầu đó cũng rất đơn giản”, PGS Lợi khẳng định.
Theo PGS Nguyễn Đức Lợi, ngoài việc phòng phải kín, thông gió hợp lý, thì cần tính toán đúng tải lạnh cần thiết với diện tích cho phòng lắp máy. Ngoài ra, cần chú ý đến số người thường xuyên có trong phòng, độ che phủ ánh sáng mặt trời, vị trí cửa sổ…Ví dụ nhà có bóng che giảm 10% công suất, nếu mặt trời chiếu suốt ngày tăng 10%, phòng có 3-4 người cộng thêm 600BTU/ mỗi người.
Thợ lắp máy cần lành nghề để tránh tình trạng hút chân không dàn lạnh cẩu thả, gas nạp trong máy quá nhiều hoặc quá ít, để rò rỉ gas, cách nhiệt đường ống và mối nối không tốt… Các yếu tố đó đều dẫn đến tiêu thụ điện năng cao.
Khi lắp, dàn nóng không bị ánh nắng mặt trời chiếu vào, không bị cản gió, tốt nhất nên lắp ở hướng Bắc, sau đó là Nam. Nếu lắp ở hướng Đông, hoặc Tây thì cần có mái che nắng, tuy nhiên, mái che không đựợc cản trở luồng gió lưu động qua dàn nóng.
Dàn lạnh nên lắp ở vị trí có thể toả lạnh đều trong phòng, dàn nóng và dàn lạnh nên lắp ở gần nhau và độ cao chênh lệch giữa hai dàn càng nhỏ càng tốt đẻ tránh bị tiêu thụ điện năng và năng suất lạnh giảm. Không cài đặt nhiệt độ trong nhà quá thấp, không mặc quần áo dày, không nằm đệm, không đắp chăn khi ngủ. Khi tắt, phải tắt aptomat chứ không tắt bằng điều khiển.
Vệ sinh thường xuyên cho máy cũng giúp tiết kiệm năng lượng, thông thường 2 tuần vệ sinh phin lọc không khí trong nhà 1 lần, một năm vệ sinh dàn lạnh và dàn nóng tổng thể 1 lần…
* Inverter là loại dung công nghệ biến tần để điều chỉnh gần như vô cấp năng suất lạnh, rơle nhiệt độ điện tử có vi sai điều chỉnh nhiệt độ nhỏ, động cơ máy nén loại 1 chiều giúp cải thiện khả năng điều chỉnh, thiết van tiết lưu điện tử giúp máy hoàn toàn kích ứng với điều kiện nhiệt độ ngoài trời cũng như nhiệt độ cài đặt trong nhà. Đây chính là chìa khoá của sự tiết kiệm năng lượng.
(Theo THU ĐỨC - Báo Khoa học Đời sống)

Ý kiến bạn đọcGửi bình luận

Gửi bình luận

reset captcha

Gửi bình luậnNhập lại